NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
Hiện nay thủ tục thành lập công ty cổ phần đã đơn giản hơn trước đây rất nhiều. Tuy nhiên, khâu chuẩn bị trước thành lập và các thủ tục sau thành lập mới là vấn đề khó nhất trong quá trình thành lập công ty mà Quý khách cần quan tâm. Trong bài viết dưới đây Holy Legal xin chia sẻ đến Quý khách những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần. Cùng theo dõi nhé!
1. Những lưu ý trước khi thành lập công ty cổ phần
Xác định ngành nghề kinh doanh
Đa phần các ngành nghề kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thông thường. Tuy nhiên, một số ngành nghề pháp luật quy định phải có chứng chỉ hành nghề, phải đáp ứng một số điều kiện đặc thù nhất định thì mới được kinh doanh.
Hiện nay pháp luật quy định 3 loại ngành nghề kinh doanh chính, đòi hỏi nhà đầu tư phải thỏa mãn thêm một số yêu cầu với việc kinh doanh, đó là:
- Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
- Các ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định:
- Các ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề
Chủ doanh nghiệp cần phải xác định xem ngành nghề kinh doanh của mình là gì, nếu thuộc 3 ngành nghề nêu trên thì cần phải chuẩn bị thêm 1 số tài liệu mà ngành nghề đó yêu cầu.
2. Đặt tên cho công ty
Để quá trình thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần được nhanh chóng, Quý khách cần đặt tên công ty tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Tên công ty cổ phần được đặt theo quy tắc:
- Công ty cổ phần + tên riêng
- Công ty CP + tên riêng
Khi đặt tên công ty cần kiểm tra tên công ty đã tồn tại hay chưa? Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố.
Ngoài ra, tên công ty còn mang ý nghĩa như là một thương hiệu riêng, nên Quý hãy lựa chọn một cái tên thật phù hợp để tạo dấu dấn cho riêng mình nhé.
3. Xác định nguồn vốn điều lệ
Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Theo đó, vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký sẽ là vốn điều lệ của công ty khi các cổ đông góp đủ vốn trong thời hạn góp vốn.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể tự đưa ra mức vốn điều lệ. Tuy nhiên, không nên đưa ra mức thực tế không có thật bởi nếu bị phát hiện thì doanh nghiệp sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp Luật.
Cá nhân, tổ chức có thể xác định vốn điều lệ của công ty dựa trên các căn cứ sau:
- Khả năng tài chính của mình;
- Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;
- Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
- Dự án ký kết với đối tác…
Việc xác định vốn điều lệ còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà công ty dự định hoạt động. Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định và ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty phải đáp ứng điều kiện của pháp luật.
4. Nên có hợp đồng hoặc thỏa thuận thành lập công ty cổ phần
Các cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Vì thế, ngày từ đầu, Quý khách nên cân nhắc thật kỹ trước khi xác định chọn cổ đông góp vốn.
Bên cạnh đó, khi thành lập công ty cổ phần, Quý khách nên có hợp đồng góp vốn với các cá nhân/tổ chức cùng tham gia để xác định quyền và nghĩa vụ của từng nhà đầu tư, tránh những tranh chấp không đáng có sau này.
5. Lựa chọn người đại diện
Các chức danh có thể đứng người đại diện theo pháp luật bao gồm: Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, và các chức danh quản lý khác được quy định trong điều lệ công ty.
Một quy định mới của Luật doanh nghiệp 2020 đối với người đại diện đó là công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
6. Xác định địa điểm kinh doanh của công ty
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.
Lựa chọn trụ sở doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn trụ sở là nhà có sổ đỏ và hợp đồng thuê trụ sở nếu là trụ sở thuê nhằm chứng minh quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu hợp pháp đối với trụ sở khi cơ quan thuế xuống kiểm tra trụ sở.
7. Ủy quyền thành lập công ty cổ phần (nếu có)
Về nguyên tắc chung thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp dự kiến thành lập có trách nhiệm thực hiện các thủ tục liên quan đến quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, pháp luật cũng tạo điều kiện cho trường hợp người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các thủ tục, theo đó người được ủy quyền phải nộp kèm trong hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp các giấy tờ sau:
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp .
Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
HOLY LEGAL hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ tới tất cả Quý khách hàng trên khắp cả nước về thủ tục pháp lý thành lập Doanh nghiệp “UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – NHANH CHÓNG”.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline: 0926955188 – 0363762992.
Hiện nay thủ tục thành lập công ty cổ phần đã đơn giản hơn trước đây rất nhiều. Tuy nhiên, khâu chuẩn bị trước thành lập và các thủ tục sau thành lập mới là vấn đề khó nhất trong quá trình thành lập công ty mà Quý khách cần quan tâm. Trong bài viết…